Nhà ống là loại hình xây dựng phổ biến nhất hiện nay. Vậy với đặc trưng rộng sâu, hẹp ngang và liền kề sát nhau thì làm thế nào để giải quyết được bài toán giúp gia chủ có một không gian sống hiện đại, tiện nghi mà vẫn thông thoáng, trong lành.
Giải pháp thiết kế nhà thông tầng là cách giải quyết hữu hiệu nhất cho tình trạng này. Vậy thông tầng là gì? Nó mang đến những lợi như thế nào cho ngôi nhà của bạn? Cùng Siêu Thị Bản Vẽ tìm hiểu về thiết kế nhà thông tầng qua bài viết sau đây!
Thiết kế nhà thông tầng cho không gian sống thêm thoáng mát
Thông tầng là khoảng không gian trống có tác dụng mang ánh sáng tự nhiên vào trong ngôi nhà, giống như giếng trời. Có nhiều người hay nhầm lẫn thông tầng với giếng trời. Tuy nhiên, chúng khác nhau ở chỗ thông tầng là khoảng không rộng hơn và không bắt buộc thông thẳng từ mái nhà xuống tầng 1 mà có thể chỉ thông 1-2 tầng của ngôi nhà với nhau thôi. Định nghĩa thông tầng bao hàm cả giếng trời.
Khoảng thông tầng trong nhà phố mà bạn thấy hiện nay là tương tự với cấu trúc không gian của những mẫu biệt thự cổ điển ở phương Tây. Còn với giếng trời là đặc trưng trong cấu trúc một ngôi nhà phố của người phương Đông, với sự tính toán cân bằng âm dương tỉ mỉ theo phong thủy. Do đó, thông tầng có thể là một khoảng thông rộng lớn nhưng giếng trời lại chỉ là 1 diện tích nhỏ thông thẳng từ tầng 1 lên mái nhà.
1. Mang đến những góc quan sát rộng
Ngôi nhà có thiết kế thông tầng không chỉ tạo ra một không gian hiện đại với thiết kế sang trọng, mà còn mở rộng góc quan sát của cả ngôi nhà. Với một số thiết kế đặc biệt, thông tầng còn tạo điểm nhấn cho căn nhà. Vừa là đầu mối giao thông liên kết không gian, vừa là nơi giao tiếp chính ở căn nhà.
Thiết kế nhà thông tầng giúp tăng góc quan sát rộng.
2. Thiết kế nhà thông tầng cho cảm giác không gian trở nên lớn hơn
Với đặc trưng nhà phố hiện nay, các kiến trúc sư thiết kế chừa lại một phần diện tích thông thoáng khoảng 1m đến 2m, dành cho việc đối lưu không khí. Với những căn nhà có diện tích khiêm tốn thì việc tạo khoảng trống thông tầng sẽ đem lại cảm giác nhà cao hơn, rộng rãi hơn.
Thiết kế nhà thông tầng giúp không gian lớn hơn.
Nhiều căn nhà ống có chiều dài chỉ khoảng 20m2, trong trường hợp này các kiến trúc sư cũng khuyến khích gia chủ chừa lại từ 2 đến 3 khoảng thông tầng. Những phần thông tầng này được phân bố đều cả từ trước nhà, giữa nhà cho tới cuối căn nhà, chúng có tác dụng như giếng trời, cho cả không gian ngôi nhà được tiếp thêm ánh sáng thiên nhiên, tạo cảm giác diện tích được mở rộng hơn.
3. Thông tầng còn có tác dụng tạo vách ngăn tự nhiên cho không gian
Một lợi ích nữa phải kể đến khi thiết kế nhà thông tầng. Nếu được bố trí ở giữa nhà, nó sẽ có tác dụng như một vách ngăn tự nhiên giữa phòng khách với phòng bếp. Thay vì sử dụng những vách ngăn truyền thống rất tốn diện tích và khiến không gian trở nên bí bách hơn
Thiết kế không gian tạo vách ngăn tự nhiên giữa các khu vực.
Vách ngăn tự nhiên từ thông tầng sẽ giúp việc đối lưu luồng không khí cho cả ngôi nhà tạo cảm giác vô cùng dễ chịu, thoải mái. Một khi đã biết đến thông tầng là gì và công dụng như một vách ngăn tự nhiên, chắc chắn bạn sẽ rất thích kiểu bố trí này. Còn nếu thông tầng được đặt ở cuối nhà sẽ vẫn tạo ra được sự thông thoáng cho khu vực ăn uống hoặc phòng bếp của bạn.
Vách ngăn tự nhiên từ thông tầng sẽ giúp việc đối lưu luồng không khí cho cả ngôi nhà.
Một lời khuyên dành cho bạn, cho dù bạn đang sở hữu một căn nhà có diện tích nhỏ thì vẫn nên dành diện tích để làm thông tầng. Một phần diện tích sẽ bị mất đi nhưng phòng ăn và phòng bếp lại trở nên sáng sủa, thông thoáng và không lo bị ám mùi trong nhà mỗi khi nấu nướng.
1. Thiết kế nhà thông tầng chỉ áp dụng cho nhà có 2 tầng trở lên
Chỉ nên bố trí thông tầng với những ngôi nhà có 2 tầng trở lên và có chiều sâu hơn 20 mét. Kiến trúc sư sẽ phải tính toán hết sức tỉ mỉ khoảng không thông tầng để đảm bảo cho ngôi nhà mặt phố được cân đối và hài hòa. Mỗi lỗ thông tầng sẽ có tác dụng làm thông thoáng, lưu thông luồng không khí tốt hơn và được phân bổ từ trước cho tới cuối nhà.
Nhà càng nhỏ hẹp thì càng nên thiết kế kiểu thông tầng để giúp căn nhà thoáng đãng, sáng sủa hơn.
2. Phải đảm bảo an toàn tuyệt đối
Khi thiết kế nhà dạng thông tầng, cần chú ý đến các hệ thống hành lang hoặc các cửa sổ tiếp giáp với thông tầng. Chúng phải có đầy đủ rào chắn, lan can có chiều cao an toàn.
Nếu thiết kế thông tầng từ trệt lên 1 - 2 tầng, bạn nên chú ý tới những hệ thống đèn trang trí, những chậu cây xanh,… ở xung quanh khoảng không gian trống để tránh những trường hợp nguy hiểm cho các thành viên trong gia đình.
Thiết kế thông tầng phải đảm bảo an toàn tuyệt đối.
3. Thiết kế hệ thống mái che mưa hợp lý
Với những căn nhà có thiết kế thông tầng như giếng trời thì cần có một hệ thống che nước mưa đảm bảo đúng tiêu chuẩn. Phần mái che nên được bố trí cao hơn mái nhà khoảng 1 mét để không khí có thể đối lưu, tạo sự thông thoáng cho không gian. Hai bên mái che cần thiết kế cửa thông gió nhưng có lớp che chắn để nước mưa không bị chảy tràn vào nhà.
Trong trường hợp không có phần mái che thì cần chú ý thoát nước thật tốt ở khu vực sàn nhà thẳng từ đỉnh giếng xuống tầng 1. Khu vực này phải đủ rộng, đồng thời có hệ thống che chắn như tường, gạch cửa hợp lý để tránh nước mưa làm ảnh hưởng đến không gian và sinh hoạt chung của gia đình.
Thiết kế hệ thống thoát nước mưa hiệu quả.
4. Sử dụng biện pháp chống ồn
Nếu bạn muốn thiết kế thông tầng xuyên thẳng suốt từ trên xuống như một chiếc giếng trời, điều này sẽ khiến âm thanh trong nhà rất vang và rõ. Lúc này, chẳng khác nào một cái “giếng” dẫn truyền âm thanh, khiến âm vang vọng. Điều này sẽ gây bất tiện cho các thành viên trong gia đình, làm mất đi sự yên tĩnh, riêng tư và thoải mái trong quá trình sinh hoạt chung.
Cách giải quyết tốt nhất cho vấn đề này là tạo ra các bức tường nhám, xù xì cho các khoảng thông tầng, sẽ giúp tiêu âm hiệu quả. Một số chất liệu thiết kế nhà thông tầng hiện đại hiện nay như: sơn gai, ốp gạch thẻ, xây gạch trần,…
5. Yếu tố phong thủy trong thiết kế nhà thông tầng
Bên cạnh việc tìm hiểu các khái niệm và lợi ích khi thiết kế nhà thông tầng mang đến, bạn cũng nên quan tâm đến những yếu tố phong thủy khi thiết kế kiến trúc này, đây là điều vô cùng quan trọng.
Đối với những khu vực như phòng bếp, nhà ăn, ở những nơi này thường có nhiệt độ cao, vượng Hỏa. Khi thiết kế thông tầng nên lưu ý đảm bảo khả năng thoát nhiệt tốt, nên ưu tiên những vật liệu mềm mại trên tường hoặc trần nhà.
Còn đối với khu vực phòng khách, được ngầm hiểu thuộc ngũ hành Thổ thì khi thiết kế thông tầng nên sử dụng những vật liệu tạo cảm giác ấm cúng. Ưu tiên sử dụng những vật dụng trang trí có màu sắc tươi tắn, sáng sủa. Bạn có thể treo thêm đèn thông tầng, đèn chùm (ngũ hành Hỏa) có tính tương sinh.
Đèn chùm thông tầng tăng sự ấm áp
Đèn chùm treo khoảng trống thông tầng tăng sự ấm áp giữa các thành viên trong gia đình.
Còn đối với những ngôi nhà mặt phố thông tầng có diện tích nhỏ hẹp thì sao? Khoảng trống thông tầng nhỏ cần thiên về ngũ hành Thủy (tương sinh Mộc). Nên thiết kế với các màu sắc nhạt, đường nét mềm mại để giảm bớt cảm giác chật hẹp.
Trên đây là những thông tin tổng hợp kinh nghiệm về thiết kế nhà thông tầng mà Siêu Thị Bản Vẽ muốn chia sẻ đến bạn đọc. Nếu bạn cần tư vấn về những vấn đề xây dựng liên quan đến thiết kế nhà thông tầng thì hãy liên hệ với đội ngũ chăm sóc khách hàng của Siêu Thị Bản Vẽ để được tư vấn một cách chi tiết và chuyên nghiệp nhất. Hotline: 19002682.