Khám phá phong cách thiết kế liên thông phòng khách và bếp


Hầu hết các ngôi nhà phố hiện nay đều chọn thiết kế công trình dạng nhà ống, hẹp bề ngang và sâu về chiều dài. Vì vậy các kiến trúc sư Siêu Thị Bản Vẽ chọn thiết kế không gian mở phòng khách và nhà bếp liên thông để tạo cảm giác rộng rãi và thông thoáng hơn cho ngôi nhà! 

Ưu và nhược điểm của việc thiết kế phòng khách và nhà bếp liên thông

Ưu điểm đầu tiên, việc thiết kế phòng khách và nhà bếp liên thông với nhau sẽ giúp tiết kiệm không gian. Gia chủ sẽ không phải chia nhỏ không gian mà vẫn có đủ hai khu vực chức năng là phòng khách và nhà bếp. Không gian nhà cũng được lấp đầy mà không bị hút về chiều sâu với cách thiết kế này.

Việc thiết kế phòng khách liên thông với nhà bếp theo không gian mở tạo cảm giác rộng rãi, thông thoáng cho không gian tầng trệt 

Khi thiết kế phòng khách liên thông với nhà bếp, các kiến trúc sư thường lựa chọn lối thiết kế theo không gian mở. Tức là hai khu vực này sẽ cùng nằm trong một không gian chung và có thể được ngăn cách bằng cách vách ngăn (hoặc không). Điều này giúp gia chủ tiết kiệm một phần chi phí khi không phải xây dựng tường để ngăn cách hai phòng.

Mặt khác, thiết kế liền kề hai khu vực này giúp việc lựa chọn nội thất dễ dàng hơn. Gia chủ có không gian rộng rãi để lựa chọn nhiều loại nội thất khác nhau. Tuy nhiên cần chú ý rằng không nên chọn nội thất quá lớn mà nên ưu tiên các loại nội thất gập, đa chức năng.

Nên lựa chọn nội thất với kích thước vừa phải. Cần chú ý sự đồng bộ giữa phòng khách và nhà bếp khi lựa chọn nội thất.

Phong cách này có rất nhiều ưu điểm vượt trội, tuy nhiên nó cũng tồn tại một nhược điểm dễ thấy. Việc nhà bếp nằm trong không gian mở sẽ gây mùi khi nấu ăn. Gia chủ có thể hạn chế điều này bằng cách lắp đặt các máy hút mùi và mở cửa sổ khi nấu ăn. 

Có hai lựa chọn cho gia chủ khi thiết kế nhà theo phong cách này:

Lựa chọn thứ nhất, phòng khách và nhà bếp liên thông nhau và không có sự phân chia không gian. 

Đây là cách bố trí thông minh cho những ngôi nhà diện tích nhỏ

Lựa chọn thứ hai là phân chia không gian giữa hai khu vực này để tạo không gian riêng bằng vách ngăn, sử dụng quầy bar, sử dụng cầu thang thông tầng và sắp xếp nội thất khéo léo tạo vách ngăn.

Phân chia bằng vách ngăn mỏng

Sử dụng vách ngăn là giải pháp dễ dàng nhất để phân chia hai khu vực này. Vách ngăn vừa đảm bảo tính thống nhất của không gian nhưng vẫn tạo sự riêng tư nhất định cho mỗi khu vực. Bạn có thể chọn vách ngăn với các họa tiết trang trí để tạo điểm nhấn cho không gian nhà.

Phân chia bằng vách ngăn mỏng

Sử dụng quầy Bar để ngăn cách

Thiết kế quầy Bar nằm giữa nhà bếp và phòng khách là giải pháp tiếp theo mà các kiến trúc sư Siêu Thị Bản Vẽ đưa ra giúp phân chia hai khu vực này. Quầy Bar vừa có tính ứng dụng thực tế lại vừa có khả năng ngăn cách nên được khá nhiều gia chủ yêu thích. Đây cũng là một góc nhỏ để thư giãn và giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng cho gia chủ.

Ngăn cách bằng cầu thang thông tầng

Cầu thang là vừa là điểm kết nối giữa các tầng, vừa là công cụ giúp ngăn cách không gian giữa phòng khách và nhà bếp. Thiết kế này giúp tiết kiệm không gian tối đa cho những căn nhà có diện tích nhỏ. Gia chủ cũng có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên từ các tầng giúp căn nhà trở nên sáng sủa, thoáng mát hơn.

Cầu thang thông tầng dùng để phân chia không gian sống trong nhà

Bố trí nội thất để tạo ra vách ngăn

Ngoài ba cách trên thì các chuyên gia còn có thể khéo léo sắp xếp nội thất giúp phân chia khu vực nhà bếp và phòng ngủ. Việc sắp xếp vị trí bàn bếp, ghế hay sopha sẽ vô hình giúp ngăn cách không gian hai khu vực này.

Giới thiệu một số mẫu thiết kế nhà bếp liên thông phòng khách Siêu Thị Bản Vẽ đã thiết kế: